Bảo vệ ‘tài sản số’

26/08/2022 11:16
Các hạ tầng số hiện đang sở hữu khối lượng dữ liệu người dùng và thông tin doanh nghiệp khổng lồ. Việc đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu trên hạ tầng số là ưu tiên hàng đầu trong hành trình chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp.

 

Chiếc “phanh” trong hành trình chuyển đổi số

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh các chương trình, chiến lược chuyển đổi số và trong tương lai, mọi hoạt động, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được “đổ” lên hạ tầng số nhằm thúc đẩy nhanh và mạnh mẽ quá trình số hóa. Tốc độ “di cư” lên không gian số ngày một cao đồng nghĩa với lượng thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay tài liệu nội bộ của cơ quan, tổ chức phát sinh lớn. Từ đó, bảo mật, an toàn thông tin cho các dữ liệu này trở thành nhu cầu thiết yếu.

Dù vậy, việc đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu cho các hạ tầng số của nhiều doanh nghiệp còn ở mức độ thấp, nhiều hệ thống thông tin chưa được kiểm tra, đánh giá trước khi đưa vào sử dụng… Những kẽ hở này có thể rơi vào tầm ngắm của tội phạm mạng.

Bảo vệ ‘tài sản số’

Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin là ưu tiên hàng đầu trong quá trình số hóa (Ảnh: Tập đoàn CMC)

Đại diện Cục An toàn Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo tình trạng tấn công mạng đang diễn ra khá phổ biến và đặc biệt ở ngành Tài chính - Ngân hàng. Lĩnh vực tài chính chiếm khoảng 51% các vụ lừa đảo trên mạng. Lợi ích tài chính là động cơ chính của tội phạm mạng chiếm đến 86%. Khoảng 30% sự cố an toàn thông tin trong lĩnh vực tài chính là do cuộc tấn công ứng dụng web.

Theo các chuyên gia công nghệ, nếu coi chuyển đổi số là “tuyến đường cao tốc” thì an toàn, an ninh thông tin chính là chiếc “phanh” của mỗi doanh nghiệp, “phanh” không “ăn” sẽ không đảm bảo an toàn trên đường đua. Vì thế, an toàn thông tin không tốt sẽ cản trở chuyển đổi số.

Bảo mật và an toàn thông tin trên hạ tầng số

Khối Hạ tầng số của Tập đoàn CMC ra đời từ sự dịch chuyển khối hạ tầng viễn thông bao gồm CMC Telecom và Netnam sang khối hạ tầng số, tập trung vào kết nối băng rộng, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và an toàn, an ninh thông tin. Kết hợp với CMC Cyber Security, Khối hạ tầng số CMC mang đến những dịch vụ chuyển đổi số với hạ tầng hiện đại và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bà Trần Thị Minh Phương - Giám đốc Khối Tài chính Ngân hàng của CMC Telecom cho biết, Khối Hạ tầng số CMC có thể mang tới hạ tầng kết nối mạnh mẽ, data center tiêu chuẩn quốc tế và bảo mật cho khách hàng, đặc biệt là khối Tài chính - Ngân hàng.

Bảo vệ ‘tài sản số’

Bà Trần Thị Minh Phương - Giám đốc Khối Tài chính Ngân hàng của CMC Telecom. (Ảnh: Tập đoàn CMC)

Một trong những yếu tố đảm bảo an ninh thông tin, an toàn dữ liệu quý báu của khách hàng nằm ở hạ tầng. Là hạt nhân của hệ sinh thái Khối hạ tầng số chuẩn mực, Data Center (DC) Tân Thuận của CMC Telecom là trung tâm dữ liệu hiện đại, an toàn tại Việt Nam và khu vực APAC.

Data Center Tân Thuận sở hữu chứng chỉ Uptime Tier III cho cả Thiết kế và Xây dựng. Đây là Data Center được B-Barcelona Singapore thiết kế tuân thủ theo các tiêu chuẩn bảo mật khắt khe cho một DC hiện đại như PCI DSS, ISO 27001:2013/ ISO 9001:2015… và đặc biệt là TVRA (Threat Vulnerability & Risk Assessments).

Bảo vệ ‘tài sản số’

DC Tân Thuận - “trái tim” của hệ sinh thái Khối hạ tầng số chuẩn mực. (Ảnh: Tập đoàn CMC)

TVRA là tiêu chuẩn bảo mật và phòng chống rủi ro cấp độ cao áp dụng cho trung tâm dữ liệu được Ngân hàng nhà nước Singapore đề xuất áp dụng cho các trung tâm dữ liệu trong khu vực và quốc tế. DC Tân Thuận áp dụng TVRA để đưa tiêu chuẩn bảo mật trung tâm dữ liệu nhằm đáp ứng yêu cầu của những khối khách hàng lớn: Khối Tài chính, Ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ OTT và các doanh nghiệp lớn đang cần một hạ tầng số an toàn, bảo mật để chuyển đổi số.

Để đáp ứng các yêu cầu bảo mật và phòng chống rủi ro cấp độ cao của TVRA, DC Tân Thuận sở hữu đến 5 lớp bảo mật gồm lớp đầu tiên là hàng rào an toàn bao quanh toàn bộ hơn 10.000m2 khu vực DC Tân Thuận giúp hạn chế tối đa truy cập và bảo đảm an toàn vòng ngoài.

Lớp thứ hai là chu vi an toàn (bao gồm cổng chính/ rào cản va chạm/ camera 24/7 & hàng rào chống trèo). Lớp thứ ba là bảo mật truy cập DC (Kiểm soát an ninh/ Face ID/ vân tay/ thẻ định danh/ vửa an toàn TVRA). Lớp thứ tư là trung tâm giám sát (trung tâm hoạt động an ninh/ SOC giám sát dữ liệu 24/7/365)

Cuối cùng là lớp thứ năm, trung tâm dữ liệu riêng biệt, chỉ được truy cập khi cần thiết, chỉ có các kỹ thuật viên/ kĩ sư được cấp phép mới có thể truy cập. Dữ liệu khách hàng được mã hóa, khách hàng có thể phát hành hoặc giữ mã hóa riêng để bảo toàn sự riêng tư và an toàn dữ liệu.

Bảo vệ ‘tài sản số’

Trung tâm giám sát của DC Tân Thuận (Ảnh: Tập đoàn CMC)

Bên cạnh hạ tầng, yếu tố con người cũng góp phần xây dựng sức mạnh bảo mật của Khối Hạ tầng số. Là đơn vị chiến lược của Tập đoàn CMC trong lĩnh vực An ninh An toàn thông tin với kinh nghiệm gần 15 năm trên thị trường, các dịch vụ do CMC Cyber Security cung cấp đều mang tiêu chuẩn bảo mật quốc tế.

CMC Cyber Security là thành viên Hiệp hội các Nhà nghiên cứu mã độc Châu Á (Anti-Virus Asia Researchers Association - AVAR) và nằm trong nhóm các nhà sản xuất phần mềm diệt virus của Microsoft (Microsoft Virus Initiative - MVI) trên thế giới.

Bảo vệ ‘tài sản số’

Các chuyên gia bảo mật của CMC Cyber Security. (Ảnh: Tập đoàn CMC)

Thêm vào đó, giải pháp Phòng chống Mã độc và Quản trị Tập trung CMDD (CMC Malware Detection and Defence) của CMC Cyber Security cũng vượt qua bài kiểm tra chứng chỉ Virus Bulletin 100 (VB100) với các chỉ số kiểm định tuyệt đối.

Theo Nguồn vietnamnet.vn

Bảo vệ ‘tài sản số’ - Công Nghệ