Thành tựu nổi bật của Hội KHHGĐ Việt Nam năm 2023

16/02/2024 08:04

Năm 2023 là năm ghi nhận nhiều dấu ấn của Hội KHHGĐ Việt Nam. Trong đó, phải kể đến hoạt động kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống Hội KHHGĐ Việt Nam (11/1/1993 - 11/1/2023).

Hội KHHGĐ Việt Nam đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống Hội KHHGĐ Việt Nam với sự có mặt đầy đủ các vị Ủy viên BCH, các đồng chí nguyên lãnh đạo và cán bộ Hội qua các thời kỳ, đại diện các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể Trung ương.

Thành tựu nổi bật của Hội KHHGĐ Việt Nam năm 2023

Hội KHHGĐ Việt Nam kỷ niệm 30 năm xây dựng, phát triển và hội nhập

30 năm là dấu mốc quan trọng với Hội KHHGĐ Việt Nam. Chặng đường đó đủ để khẳng định vị trí, vai trò, trách nhiệm và thành quả hoạt động của Hội trong suốt 3 thập kỷ qua, góp phần thực hiện các chính sách, chiến lược và chương trình quốc gia trong công tác này.

Bên cạnh đó, các nhiệm vụ kế hoạch năm 2023 đã được Ban Chấp hành Trung ương Hội (BCH) thông qua và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Các tổ chức Hội thành viên luôn nhận được sự ủng hộ, phối hợp của các ngành, đoàn thể địa phương.

Kết quả hoạt động Hội từ năm 2022 đã ổn định và tăng lên ở nhiều tỉnh/thành phố; hoạt động của các địa phương đã bám sát Nghị quyết của BCH và kế hoạch năm đã hướng dẫn, trao đổi kịp thời để điều chỉnh kế hoạch hoạt động năm cho phù hợp với thực tế.

Thành tựu nổi bật của Hội KHHGĐ Việt Nam năm 2023

Thành tựu nổi bật của Hội KHHGĐ Việt Nam năm 2023

Chiến dịch truyền thông tại xã Cương Gián thu hút hàng nghìn phụ nữ, thôn nữ địa phương hào hứng tham gia

Hội KHHGĐ Việt Nam là một trong số ít Hội quốc gia thành viên IPPF Khu vực có mạng lưới tổ chức Hội ở cấp quận/huyện và xã/phường. Theo báo cáo, đến 30/09/2023, cả nước có 39 tổ chức thành viên trực thuộc Hội (bao gồm: 33 tỉnh/thành Hội, 06 tổ chức thành viên trực thuộc Trung ương Hội). Có 121 tổ chức Hội ở cấp quận/huyện; 732 Chi hội ở cấp xã/phương và 53.091 hội viên cá nhân.

Thành tựu nổi bật của Hội KHHGĐ Việt Nam năm 2023

Thành tựu nổi bật của Hội KHHGĐ Việt Nam năm 2023

Cán bộ Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh trong buổi truyền thông chăm sóc SKSS, kế hoạch hóa gia đình cho chị em phụ nữ huyện Bình Liêu.

Về công tác truyền thông, vận động, năm 2023, toàn hệ thống Hội đã tổ chức được được 3.545 buổi truyền thông tư vấn về SKSS/SKTD/KHHGĐ với 145.000 lượt người tham dự, số tài liệu truyền thông đã phát 6.642 tài liệu các loại.

Thành tựu nổi bật của Hội KHHGĐ Việt Nam năm 2023

Thành tựu nổi bật của Hội KHHGĐ Việt Nam năm 2023

Hội KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh chăm sóc tư vấn tiền hôn nhân cho VTN-TN trẻ

Cũng trong năm 2023, các mô hình truyền thông (Câu lạc bộ tiền hôn nhân, CLB lồng ghép về Dân số và Phát triển; CLB không sinh con thứ ba trở lên; Câu lạc bộ SKSS VTN-TN; CLB Giáo dục tình dục toàn diện; Đội tuyên truyền viên ở các xã vùng xa, hải đảo; Góc truyền thông tại các trường THPT...) tiếp tục được nhiều tỉnh/thành Hội duy trì hoạt động.

Thành tựu nổi bật của Hội KHHGĐ Việt Nam năm 2023

Buổi sinh hoạt với chủ đề “Phòng chống xâm hại tình dục trên không gian mạng” tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận.

Hoạt động truyền thông đại chúng thông qua Tạp chí Gia đình Việt Nam và các chuyên trang được đẩy mạnh và ghi nhận những tín hiệu tích cực. Trung bình mỗi kỳ phát hành có 15 tin, bài đề cập đến các lĩnh vực hoạt động của Hội, tương đương với khoảng 30% trong tổng số tin, bài trong mỗi kỳ phát hành.

Trong năm 2023, Hội KHHGĐ đã đẩy mạnh triển khai dịch vụ lưu động với 84 chuyến thăm khám lồng ghép với truyền thông tư vấn về SKSS/KHHGĐ cho người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, khu công nghiệp tại 15 tỉnh/thành Hội có Phòng khám, tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho trên 10.000 lượt người. Đồng thời, phát miễn phí bao cao su và viên uống tránh thai cho người dân tại một số địa bàn còn nhiều khó khăn.

Đầu tư cho chăm sóc SKSS/SKTD là đầu tư cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Về định hướng chiến lược thời gian tới, PGS.TS Phạm Bá Nhất – Chủ tịch Hội KHHGĐ Việt Nam cho rằng: “Hội đang có vị thế là một trong những Hội quốc gia thành viên đứng đầu của IPPF trong khu vực về các mô hình và kết quả hoạt động. Giai đoạn tới, Hội đặt ra những ưu tiên chiến lược nhằm cụ thể hóa Mục tiêu chiến lược của IPPF đồng thời nhằm đẩy mạnh và mở rộng mô hình hoạt động Hội sang các lĩnh vực mà vừa qua Hội chưa có sự đầu tư thỏa đáng”.

“Áp dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD là một việc không dễ trong bối cảnh các nền tảng kỹ thuật số đang phát triển nở rộ tại Việt Nam như hiện nay. Hội cần tạo ra những điểm nhấn khác biệt, hấp dẫn và hiệu quả hướng tới mục tiêu cung cấp “kiến thức thật” qua “thế giới ảo” mà xu hướng nhiều người dân đang lựa chọn để trang bị kiến thức, kỹ năng chăm sóc SKSS/SKTD/KHHGĐ cho bản thân họ” – Chủ tịch Hội KHHGĐ Việt Nam chia sẻ thêm.

Thành tựu nổi bật của Hội KHHGĐ Việt Nam năm 2023

PGS.TS Phạm Bá Nhất - Chủ tịch Hội KHHGĐ Việt Nam trao quyết định Công nhận Công ty Kỳ Phát là Hội Viên tổ chức của Hội KHHGĐ Việt Nam

Dấu ấn đặc biệt trong năm 2023 là Hội bắt đầu thực hiện việc kết nạp “Hội viên tổ chức” là những tổ chức, đơn vị có cùng mục tiêu hoạt động với Hội. Theo đó, đã có 01 Phòng khám đa khoa Quốc tế Hà Nội là đơn vị thành viên của Công ty THNN Kỳ Phát được kết nạp. Hội viên tổ chức đã bước đầu đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ cũng như nguồn lực đối với thành tựu chung của Hội.

-> Hội Dân số - Sức khỏe và Phúc lợi Hàn Quốc làm việc với Cục Dân số - KHHGĐ và Hội KHHGĐ Việt NamThùy Linh

Theo Nguồn giadinhonline.vn

Thành tựu nổi bật của Hội KHHGĐ Việt Nam năm 2023 - Tin Tức