Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong tháng này đã tổ chức một cuộc họp với Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc để thảo luận về các vấn đề vũ khí hạt nhân.
Reuters trích dẫn thông cáo ngày 23/6 của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, Washington đã tổ chức cuộc họp quy tụ đại diện các Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng của 5 nước sở hữu vũ khí hạt nhân ở Cairo, Ai Cập vào ngày 13 - 14/6. Họ đã "thảo luận về giảm thiểu rủi ro chiến lược cũng như các học thuyết và chính sách hạt nhân.
Một vụ thử nghiệm tên lửa Trident II D5 có thể mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ từ tàu ngầm hải quân Nebraska ở ngoài khơi bang California. Ảnh: Reuters
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby mô tả đây là một phần của "cuộc đối thoại thường xuyên và liên tục", có liên quan đến Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
NPT bắt đầu có hiệu lực từ năm 1970. Hiệp ước này ra đời nhằm mục đích ngăn chặn sự phổ biến năng lực chế tạo vũ khí hạt nhân và đảm bảo quyền phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình của các nước ký kết.
Hiệp ước đã cho phép 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc) duy trì kho vũ khí của họ.
Theo phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, các chuyên gia của 5 nước nói trên từng tham gia đối thoại ở Dubai hồi tháng 2 trong khuôn khổ NPT. Mỹ hiện giữ chức chủ tịch ủy ban đánh giá hiệp ước.
“Chúng tôi nhận thấy cả hai cuộc đối thoại đa phương đều chuyên nghiệp và hữu ích”, người phát ngôn thông tin trong một phản hồi phóng viên qua thư điện tử, nhưng không trả lời câu hỏi liệu có bất kỳ cuộc đàm phán song phương nào về các vấn đề vũ khí hạt nhân diễn ra bên lề những sự kiện đó hay không.
>>> Đọc tin thế giới mới nhất trên báo VietNamNet
Ông Biden cảnh báo về khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố tồn tại mối đe dọa ‘thực sự’ về việc Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Nga nêu điều kiện khôi phục thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân với Mỹ
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố, nước này có thể quay trở lại Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) nếu Mỹ từ bỏ các chính sách "thù địch”.
'Kho vũ khí hạt nhân của các cường quốc tiếp tục gia tăng'
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong bối cảnh xung đột Ukraine, các cường quốc hạt nhân đang tích cực hiện đại hóa kho vũ khí.
Bình luận